Ngôn ngữ

Tin tức / sự kiện

Măng tây biển trồng thành công trên vùng đất mặn

Mong muốn phủ xanh vùng đất nhiễm mặn, anh Lâm Quốc Nhựt ở tỉnh Cà Mau đã trồng thành công và phát triển sản phẩm từ các loại cây chịu mặn có giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

1. Phủ xanh vùng đất nhiễm mặn

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật, anh Lâm Quốc Nhựt (28 tuổi, ngụ xã Phú Tân, H.Phú Tân, Cà Mau) thử sức với nhiều công việc tại TP.HCM để tích lũy kinh nghiệm nhưng vẫn ấp ủ đam mê làm nông nghiệp.

Năm 2019, anh quyết định về quê khởi nghiệp. “Nhiều người trẻ không việc làm đành bỏ quê Cà Mau đi, đất nhiễm mặn không canh tác, trở nên hoang phế… Từ đó, tôi mong muốn tìm ra mô hình phủ xanh đất mặn để phát triển kinh tế ngay trên quê hương mình”, anh Nhựt kể.

Ban đầu, anh Nhựt chỉ trồng những loại cây bản địa, có thể tưới từ nguồn nước mặn. Sau đó, anh tìm hiểu nhiều cây trồng mới, rồi thuần hóa để trồng trên đất nhiễm mặn nhằm tạo ra sản phẩm bán ra thị trường và xuất khẩu, tạo thương hiệu riêng cho Cà Mau.

“Khi nhắc tới Cà Mau, xưa nay chỉ biết đến nguồn lợi thủy sản như tôm, cua, chưa hề có loại cây trồng nào có nguồn gốc nước mặn, có thương hiệu. Bởi thế, tôi mong muốn trồng loại thực phẩm chịu mặn, tăng thêm sinh kế từ những nguồn giống do chính mình làm ra”, anh Nhựt chia sẻ.

Điều may mắn, anh Nhựt gặp một người bạn người Mỹ tên Nick cùng ý tưởng trồng rau từ nước mặn. Thế là, anh kết hợp với Nick và những người trẻ có cùng đam mê để thành lập Dự án “Halofai – Hương vị từ đất mặn Cà Mau”, chuyên trồng và phát triển sản phẩm từ các loại cây chịu mặn có giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Trồng được loại cây “khó trồng nhất thế giới”

Hiện, anh Nhựt đã nghiên cứu và phát triển trồng thử nghiệm gần 20 loài cây trồng chịu mặn cao cùng một số cây trồng nước lợ. Trong đó, có các loại cây đã được trồng thành công, đưa ra thị trường gồm: măng tây biển, rau nhót, rau dệu và sam biển, ô rô, lức.

Nguồn giống măng tây biển hiện được nhập khẩu qua đường xách tay, sản lượng tương đối. Do đó, anh Nhựt đang phối hợp cùng một số viện nông nghiệp để tự sản xuất và chủ động được nguồn giống thích ứng được khí hậu, thổ nhưỡng tại Việt Nam, chi phí đầu tư thấp hơn để có thể chuyển giao kỹ thuật và nguồn giống cho người dân với chi phí thấp hơn.

Nguồn giống măng tây biển hiện được nhập khẩu qua đường xách tay, sản lượng tương đối. Do đó, anh Nhựt đang phối hợp cùng một số viện nông nghiệp để tự sản xuất và chủ động được nguồn giống thích ứng được khí hậu, thổ nhưỡng tại Việt Nam, chi phí đầu tư thấp hơn để có thể chuyển giao kỹ thuật và nguồn giống cho người dân với chi phí thấp hơn.

Mới đây, dự án “Halofai – Hương vị từ đất mặn Cà Mau” của Nhựt đã đạt giải nhất cuộc thi Khởi nghiệp ĐBSCL năm 2021, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp Mạng lưới khởi nghiệp ĐBSCL (MSN) tổ chức.